Hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó cho các em dân tộc thiểu số

TT – Tại lễ trao học bổng “Chung một ước mơ” tại Hà Nội hôm 30-7, những câu chuyện về gia cảnh của các học sinh nhận học bổng khiến nhiều người nghẹn ngào.

Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng “Chung một ước mơ” tại Hà Nội hôm 30-7, bà Ngô Thị Thu An – ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ – chia sẻ: “50 em học sinh nhận học bổng hôm nay có em mồ côi cha, mồ côi mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ, nhưng các em vẫn cố gắng đến trường. Học bổng là phần thưởng cho các em đã cố gắng nỗ lực vượt khó, là nguồn cổ vũ động viên để các em vượt qua thử thách”.

Những câu chuyện về gia cảnh của các học sinh nhận học bổng khiến nhiều người nghẹn ngào.

Lê Thị Huyền, học sinh Trường THPT Mỹ Đức B, là: “Em vui nhất là những lúc mẹ nhận ra mình. Những lúc tỉnh táo thì mẹ cũng động viên nhưng nhiều lúc quá buồn vì không có người để chia sẻ. Nhưng không phải vì thế mà mình bỏ bê việc học”. Huyền mơ ước trở thành cô giáo.

Trần Đức Giang, học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.Cầu Giấy) thì có nỗi buồn do cha mẹ không còn ở với nhau nữa. Thời gian đầu Giang bị chấn động tinh thần và việc học trở nên sa sút.

“Ngày gia đình gặp phải chuyện buồn thì suốt ngày em chỉ lao đầu vào game, nhưng may em được cô giáo chủ nhiệm quan tâm và em gần như thành con người khác, đến nay kết quả học tập đã thay đổi hẳn. Sắp tới em mong muốn được đi du học Nhật Bản rồi sau đó về nước để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình” – Giang nói.

Chị Ngô Thị Tươi (ở xã Tân Dân, Sóc Sơn) mặc dù đang bận làm ở công ty nhưng xin nghỉ để đi dự lễ nhận học bổng cùng con gái. Chồng chị mới mất được 10 ngày do căn bệnh ung thư. Hiện chị đang đi làm công nhân ở Khu công nghiệp Quang Minh để lấy tiền cho hai con ăn học.

“Từ hôm biết thông tin cháu nhận được học bổng gia đình vui lắm. Phần cũng đỡ cho mẹ con tôi về học phí, tiền học thêm của cháu. Bên cạnh đó là nguồn cổ vũ động viên rất lớn về tinh thần cho cháu, để cháu vững tin hơn nữa trong chặng đường học tập sắp tới của mình” – chị Tươi gạt nước mắt nói.

Mẹ bệnh nặng nằm liệt giường, Nguyễn Thị Thanh phải nhờ bác đưa đi. “Hôm nay tham dự chương trình tôi xúc động lắm vì có nhiều học sinh cũng có hoàn cảnh khó khăn, éo le như cháu tôi. Mẹ cháu bị thần kinh trước đây chỉ co giật thôi nhưng gần đây đã bị liệt nửa người. Cuộc sống của cháu bây giờ dựa hết vào sự đùm bọc thương yêu của người thân” – bà Nguyễn Thị Nghị (46 tuổi, ở huyện Mê Linh – bác của Thanh) xúc động nói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *